GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG

 Tôm thẻ chân trắng ( Litopenaeus vannamei) là đối tượng nuôi phổ biến ở nước ta. Những năm gần đây, nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát gây tổn thất nghiệm trọng.

 Xuất hiện nhiều bệnh

 Trong khu vực Đông Nam Á, các bệnh nguy hiểm như: bệnh đốm trắng ( White Spot Syndrome), bệnh đầu vàng (Yellow head disease), hội chứng hoại tử gan tụy cấp ( Acute Hepatopancreas Necrosis Syndrome) thường được ghi nhận trong các đợt dịch bệnh xảy ra trên cả tôm sú và tôm chân trắng. 

 Theo kết quả nghiên cứu do nhóm nghiên cứu của viện NTTS, Trường ĐH Nha Trang đã thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy có 12 loại bệnh khác nhau trên tôm nuôi, đó là: Hội chứng chết sớm (EMS)/ hoại tử gan tụy cấp (AHPNS), chết đỏ ( đỏ thân, đốm trắng), phân trắng ( đường ruột), đục cơ, nấm trên bạt, còi, vàng thân, thối đuôi, nấm thân, xuất huyết, đỏ đuôi và đen mang. Trong đó 4 bệnh: Hội chứng chết sớm (EMS)/ hoại tử gan tụy cấp (AHPNS), chết đỏ ( đỏ thân, đốm trắng), phân trắng ( đường ruột), đục cơ là những bệnh có tần suất, tỷ lệ xuất hiện cao nhất trong 12 bệnh xuất hiện ở ao nuôi tôm chân trắng tỉnh Ninh Thuận. Diện tích bị nhiễm bệnh AHPNS lần lượt là 417,85 ha; 79,82 ha và 117,9 ha trong các năm 2012, 2013 và 2014.

 Trong 4 bệnh nguy hiểm thường gặp trên, bệnh AHPNS/ EMS và chết đỏ là những bệnh gây tác hại nặng cho người nuôi tôm. Tôm chân trắng nuôi trên ao  cát có tỷ lệ mắc bệnh AHPNS/EMS cao hơn tôm nuôi trên ao đất. Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng thường tập trung chủ yếu ở gan tụy : teo nhỏ, chuyển màu và chai cứng; tôm bỏ ăn và chết hàng loạt. Hội chứng hoại tử gan tụy thường bùng phát ở tháng nuôi thứ 2. Do bệnh xảy ra ở giai đoạn hai tháng nuôi đầu nên gây tác hại lớn vì lúc này kích cỡ tôm nhỏ, dù thu hoạch ngay vẫn gây thua lỗ lớn, nếu không tôm trong ao có thể chết hết trong vài ngày. Tại Ninh Thuận, hội chứng hoại tử gan tụy xuất hiện quanh năm, nhưng tần suất cao nhất là từ tháng 4 - 9 hàng năm. Đây cũng là thời điểm của vụ nuôi chính nên bệnh gây thiệt hại cao. Khoảng thời gian từ tháng 4 -9 hàng năm là mùa khô tại Ninh Thuận, nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài.

 Giải pháp mới

 Tôm bị bệnh đốm trắng có biểu hiện: giảm ăn rồi bỏ ăn, hay có thể tăng cường tiêu thụ thức ăn trong vài ngày rồi bỏ ăn. Tôm bị bệnh chuyển màu đỏ/ hồng và có thể xuất hiện đốm trắng trên cơ thể. Chúng bơi dạt bờ ao, ruột rỗng và yếu, chết 70 - 100%, , trong vòng 3 -7 ngày. Trong một chu kỳ nuôi tôm chân trắng thương phẩm, sự bùng phát và gây tác hại của bệnh thường gặp ở tháng nuôi thứ 2. Tôm bị bệnh chết xuất hiện với tần suất khá cao vào thời điểm chuyển mùa (40,38%). Đồng thời, bệnh xuất hiện chiếm tỷ lệ cao hơn vào mùa mưa so với mùa khô (28.84 và 17,30%).

 Kết quả nghiên cứu phòng trị bệnh cho thấy, có thể sử dụng các chất bổ sung vào thức ăn giúp tôm tăng cường sức đề kháng và giảm tác hại của bệnh. Cụ thể như: Sử dụng Manna Olygosaccharid - MOS (liều lượng 3g/kg thức ăn) bổ sung cho tôm chân trắng liên tục trong 6 tuần, có thể làm gia tăng sinh trưởng và tỷ lệ sống, sức đề kháng, khả năng chống chịu của tôm chân trắng với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây hội chứng gan tụy cấp tính (AHPNS)

TS PHẠM QUỐC HÙNG, ThS NGUYỄN THỊ THÙY GIANG

Đại học Nha Trang

(Tạp chí Con Tôm)

 

 


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Thuốc Thú Y Thủy Sản Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo