ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ

ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ

ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ

ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ

ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ
ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ

ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM THẺ

  1. KHÁI NIỆM CHUNG

Độ kiềm trong ao nuôi tôm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng của tôm mà còn liên quan chặt chẽ đến các yếu tố môi trường khác. Vậy độ kiềm là gì?

  • Độ kiềm thể hiện khả năng trung hòa acid của nước, nhờ đó giữ cho độ pH của nước được ổn định, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như bicarbonat (HCO3-), carbonat (CO32-) và hydroxit (OH-).
  • Độ kiềm được quy định bởi sự có mặt của các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+ có trong nước; kết hợp với các axit yếu. Độ kiềm được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3.
  1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM

Để xác định độ kiềm trong ao nuôi, chúng ta có các phương pháp sau:

  • Phương pháp chuẩn độ trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này yêu cầu kỹ thuật và tính toán phức tạp nên ít được áp dụng rộng rãi.
  • Phương pháp test nhanh: Ưu điểm phương pháp này là nhanh và đơn giản:
  • Sử dụng máy đo chuyên dụng để kiểm tra nhanh chóng chỉ tiêu độ kiềm tại ao.
  • Sử dụng các test kit để kiểm tra nhanh chỉ tiêu độ kiềm.
  1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỘ KIỀM

Độ kiềm là thông số rất quan trọng trong nuôi tôm thẻ chân trắng do có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Độ kiềm càng lớn, pH của nước càng ổn định. Độ kiềm thấp của các vùng nước ngọt hoặc có độ mặn thấp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lột xác và tỷ lệ sống của tôm nuôi.

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM ĐỐI VỚI AO NUÔI TÔM
  • Trong ao nuôi tôm, độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động pH trong ao, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và làm vỏ của tôm nuôi.
  • Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng là 120-180 mg/l CaCO3 và cần được kiểm tra thường xuyên, ít nhất là 1 tuần/lần. Độ kiềm thấp làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, khiến cho tôm bị mềm vỏ, chậm lớn, có tỷ lệ sống thấp. Các ao nuôi có độ kiềm quá thấp (dưới 20 mg/l CaCO3) thường rất khó để gây màu nước.
  • Độ kiềm cao (200 - 300 mg/l CaCO3) kết hợp với pH lớn hơn 8,5 lại ngăn cản quá trình lột xác của tôm do lượng muối có trong môi trường nước ao quá lớn. Trong các ao nuôi tôm nếu tảo phát triển quá mức, chúng sẽ làm cân bằng carbonate trong nước dịch chuyển sang phía hình thành CO32-, khiến cho độ kiềm của nước tăng.
  1. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ KIỀM TRONG AO NUÔI TÔM
  1. Khi độ kiềm thấp KH ≤ 100 mg/l CaCO3
  1. Nguyên nhân
  • Nguồn nước sử dụng có độ kiềm thấp.
  • Do trong ao có sự phát triển của ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lọc tảo.
  • Do đáy ao bị nhiễm phèn.
  • Ao bị đóng rong, lab lab, có rong nổi.
  • Độ kiềm trong ao còn hao hụt cho quá trình lột xác của tôm, quá trình sử dụng hóa chất.
  • Vào mùa mưa, nước mưa có tính acid.
  1. Ảnh hưởng bởi kiềm thấp
  • Độ kiềm thấp làm pH dễ biến động.
  • Làm chậm chu kỳ lột xác của tôm.
  • Ảnh hưởng tỷ lệ sống, đặc biệt lúc mới thả tôm.
  • Độ kiềm thấp tôm khó làm vỏ dẫn đến ốp thân, lột dính đuôi.
  • Nước trong, sử dụng vi sinh khó gây màu.
  1. Biện pháp nâng kiềm
Trước tiên bà con cần loại bỏ các tác nhân làm kiềm trong ao thấp:
  • Hạ phèn đáy ao: Sử dụng DAT-PAC (2-2,5kg/1.000m3 nước) hoặc khử phèn EDTA ONE  (1kg/2.000-3.000m3 nước), hoặc sử dụng BAC A (227g/2.000-3.000m2) để loại bỏ phèn và 227g/5.000 m2 để kích thích tăng kiềm.
  • Loại bỏ ốc đinh, các loại ốc khác và động vật thân mềm như: sò, vẹm, chem chép trong ao nuôi sử dụng thuốc OC-KILL: 

+ Đối với ao cải tạo có mực nước cạn khoảng 5-10cm: dùng 0,5-1kg/1.000m2.

+ Đối với ao cải tạo có mực nước cao khoảng 1m: dùng 1-1,5kg/1.000m2.

  • Khi ao đóng rong cần xử lý DRT (500ml/2.500-3.000m3 nước), sử dụng BACILLUS hoặc MAZAR để xử lý đáy và giảm khí độc.
  • Khi trời mưa: Sử dụng K-UP hoặc ALKALINE-UP để nâng kiềm, và ổn định pH. 
  • Bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn của tôm như CALCIPHO hoặc pha loãng CALCI-C với nước tạt đều khắp mặt ao (1kg/1.000m3 nước) để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm lột vỏ đồng đều, nhanh cứng vỏ.
  1. Khi độ kiềm cao KH ≥ 200 mg/l CaCO3
  1. Nguyên nhân
  • Mật độ tảo quá dày, quá trình quang hợp giải phóng cacbonat làm tăng kiềm.
  • Do thổ nhưỡng đất hay nguồn nước có độ kiềm cao, đặc biệt khi sử dụng nguồn nước giếng khoan có độ kiềm và độ cứng cao.
  • Bón quá nhiều vôi trong quá trình nuôi. Vôi giúp duy trì pH và kiềm trong ao cao, làm tăng khả năng hòa tan phosphate vào nước, đây là điều kiện để các vi tảo phát triển.  
  1. Ảnh hưởng bởi kiềm cao

Độ kiềm cao kết hợp với pH > 8,5 làm ngăn cản quá trình lột xác của tôm do lượng muối có trong môi trường quá lớn.

  1. Biện pháp hạ kiềm
  • Để giảm độ kiềm bà con cần thay nước 3 lần/tuần, khoảng 20-30% lượng nước trong ao nuôi.
  • Ngoài ra, bà con cần hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý cắt tảo cho ao bằng chế phẩm sinh học SUPER BRF-02.
  1. KẾT LUẬN

Độ kiềm có liên quan và gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của vụ nuôi. Độ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Vậy nên, việc kiểm tra và điều chỉnh độ kiềm thường xuyên là rất cần thiết và quan trọng để tối ưu vụ nuôi của bà con.


Bài viết khác

Tin tức nổi bật

Copyright © 2018 Công ty TNHH Thuốc Thú Y Thủy Sản Đại An Thái. Design by Nina.vn
0989.598.887
x
Giỏ hàng của bạn
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
zalo